Nếu bạn chưa quen với việc nghiên cứu quảng cáo, dù bạn “outsource”nó hay tự mình thực hiện điều đó hay không thì đây là năm cách để đảm bảo rằng một cuộc phỏng vấn đơn độc hay theo từng nhóm nhỏ sẽ không có các kẽ hở, sau đó bạn sẽ có khả năng tập hợp những suy nghĩ thông suốt và sử dụng chúng tốt hơn.Thứ nhất, trước khi bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn đơn lẻ hay theo một nhóm nhỏ, hãy viết một danh sách câu hỏi thật cụ thể mà bạn muốn hỏi. Sau đó, khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, hãy để dành những câu hỏi đó và dàn xếp một cách đơn giản cho những người tham dự phỏng vấn trong phạm vi chủ đề trao đổi. Nếu họ thông minh thì bạn sẽ không phải tra hỏi và đưa ra cho họ một bản câu hỏi có sẵn, họ thích chu động hơn và sẽ đem lại cho bạn những câu trả lời chân thật với những sự am hiểu đáng ngạc nhiên. Và đừng quên tiếp tục. Nếu người phỏng vấn buộc phải tập trung theo bản câu hỏi có sẵn thì thường lo lắng khi đưa ra câu hỏi tiếp theo, những câu hỏi này thường mang đến những câu trả lời hóm hỉnh thông minh. Vào cuối cuộc thảo luận, hãy đưa ra bản câu hỏi để chắc chắn rằng bạn đã lấp đầy tất cả những điểm quan trọng; nếu còn thời gian, hãy hỏi thêm vài câu hỏi nữa. Nhưng dù sao thì tốt nhất vẫn là việc bạn lấp đầy được bản câu hỏi trong suốt cuộc phỏng vấn – hoặc phát hiện ra rằng chúng là những câu hỏi không hay và không thích hợp.
Thứ hai: hãy bắt đầu từ dưới lên. Sự thực thì khi bạn bắt đầu một chương trình nghiên cứu bạn cần phải khẳng định điều này: với những ngành tư pháp cấp cao, bạn phải xác định được vị trí công việc, ai là người mà bạn nên thảo luận và mục tiêu nghiên cứu là gì. Nhưng khi bạn bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với những người đứng
đầu của một tổ chức, trước khi bạn hướng tới cái bên ngoài (như thị trường) hay cái cao hơn (như Suite C).
Thứ ba: đừng lo lắng nếu những “câu hỏi quan trọng” đó có thể làm cho bạn thấy đắn đo về sự thiếu thông tin về chủ đề trao đổi. Xét cho cùng nếu nhưbạn đã hoàn toàn am hiểu thì bạn sẽ không cần phải thực hiện một cuộc nghiên cứu cơ mà. Và đôi khi những câu hỏi cơ bản nhất, mà những người khác quên không hỏi bởi vì họ nghĩ rằng mọi người đều biết câu trả lời lại là những câu mang lại những sự giải đáp vô cùng thú vị và đáng ngạc nhiên.
Thứ tư: đôi khi hãy học cách im lặng. Khi cuộc phỏng vấn mang lại cho bạn một câu trả lời mà bạn nghi ngờ nó có thể được “học thuộc lòng” hay có vẻ hời hợt, không sâu sắc thì đừng nói bất kì điều gì hết. Hãy để vài giây im lặng trôi qua. Người ta ghét những khoảng trống trong giao tiếp và sẽ vội vàng lấp đầy những khoảng trống đó.
Thứ năm: Đừng do dự khi hỏi đối tượng của bạn tới giây cuối cùng của cuộc phỏng vấn những câu hỏi khác mà bạn cần phải hỏi. Bạn đã bỏ qua điều gì? Nếu bạn không hỏi những câu hỏi này, đối tượng của bạn có thể sẽ không bao giờ thuật lại cho bạn nữa. Mặt khác mục đích của một cuộc phỏng vấn có chất lượng không phải là để chứng minh cho đối tượng phỏng vấn của bạn là bạn biết về vần đề sắp tới nhiều như thế nào.
Theo Blog tamhoang279
Danh mục
- 5S
- Ảnh
- Ẩm thực
- Blog
- Cẩm nang
- Chính trị - Xã hội
- Chuyên gia
- Công nghệ
- Công nghệ thông tin
- Danh ngôn
- Dinh dưỡng
- Du lịch
- Game
- Giải trí
- Giới thiệu
- Giới tính
- ISO
- Kỹ năng
- Làm đẹp
- Lượm lặt
- Marketing
- Món ngon
- Nhân vật
- Nuôi con
- Nước ngoài
- Phần mềm
- Phong thủy
- Quan họ
- Radio
- Sách
- Sức khỏe
- Thể thao
- Thơ
- Thực phẩm
- Tiểu đường
- Truyện Online
- Tử vi
- Valentine
- Văn hóa
- Vui cười
Leave a Reply