Đầu năm dự lễ hội 'của quý' Nhật Bản

Ngượng đỏ cả mặt với lễ hội 'người lớn' này mất thôi.
Quay ngược thời gian về 1.500 năm trước, những lễ hội ở Nhật Bản bắt nguồn chủ yếu từ văn minh nông nghiệp. Trong văn hóa cổ xưa của thế giới ghi nhận rằng, mùa màng càng bội thu thì con người càng cho ra đời thêm nhiều sinh linh bé bỏng.
Đó chính là nguồn gốc lễ hội “của quý” được tổ chức hằng năm tại đất nước Mặt trời mọc. Cho tới tận ngày nay, mỗi mùa Xuân về, Nhật Bản, đất nước có tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới, lại tưng bừng tổ chức lễ hội ca tụng “của quý” của cả phụ nữ và nam giới với mong muốn con cái đầy nhà.
Một trong những lý do lễ hội được tổ chức thường niên là vì Chính phủ Nhật Bản mong sẽ giải quyết được nỗi lo thiếu dân số trẻ.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ giải quyết được nỗi lo thiếu dân số trẻ trầm trọng và không ngừng khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con. Thậm chí mỗi trẻ em được hưởng trợ cấp 280 USD mỗi tháng.Lễ hội “của quý” được tổ chức trên khắp đất nước Nhật Bản, nhưng quy mô lớn nhất phải kể tới thành phố Komaki.
Để tôn trọng quyền bình đẳng giới, người Nhật tổ chức lễ hội “cái ngàn vàng” của nữ giới trước vài ngày so với đại lễ “của quý” phái mạnh.
Rất nhiều mô hình "cô bé", "cậu bé" được trưng bày với đủ kích thước lớn nhỏ.
Lễ hội “người lớn” của nữ giới trong tiếng Nhật có tên Hime-no-miya, bao gồm các hoạt động cầu nguyện, ẩm thực và phần hội vui chơi. Các bậc phụ huynh mặc diện cho con cái với ước nguyện trẻ em luôn khỏe mạnh. Họ thường uống rượu sake truyền thống với bia và snack.
Vào buổi chiều, người dân bắt đầu diễu hành trên đường phố. 40 người đàn ông sẽ vác hình tượng bộ phận nhạy cảm của phụ nữ đến đền Ogata, trong khi trẻ em sẽ mang theo những hình mẫu có kích thước nhỏ hơn.
Lễ hội của nam giới thu hút hơn 100.000 tham dự. Nghi lễ được tiến hành trong 90 phút, khi những người đàn ông vác trên vai chiếc kiệu chở “của quý” giả dài tới gần 2m. Đi được một đoạn, đoàn vác kiệu dừng lại để phô diễn linh vật trong sự hò reo của người dân.
Cuộc diễu hành này bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Nhật, với mong muốn về sự phát triển của vạn vật, tự nhiên và cả vũ trụ.
Đồ lưu niệm!!!
Lễ hội “của quý” đầu năm ở Nhật sẽ kém vui nếu thiếu đi những món ăn độc đáo và đồ lưu niệm rất “người lớn”. Các cửa hàng bày bán rất nhiều mô hình “của quý” đàn ông và cả nữ giới, từ nến, kẹo hay kem.

Ken

Leave a Reply