Bánh trôi, bánh chay – phong tục đẹp bình dị của người Việt

Đã thành thông lệ, cứ đến 3/3 âm lịch hằng năm, thấy bà, thấy mẹ và chị xúm lại bên mâm bột trắng và những viên đường đỏ, rồi nhân đậu xanh giã nhuyễn dẻo thơm… Mới hay, mùa xuân vẫn ở đấy, trong cái rét tháng 3 còn sót lại và trong những cánh hoa sưa rụng đầy một góc phố quen thuộc…
Cứ 3/3 âm lịch, người Bắc Việt từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến phố thị, đâu đâu cũng có bánh trôi bánh chay. Sáng sớm, dọc các phố phường Hà thành đã “í ới” tiếng chào mời mua bánh. Trên gánh hàng rong của các cô, các chị là những đĩa bánh trôi – viên nào viên nấy tròn đều tăm tắp, những bát bánh chay màu trắng ngà ẩn hiện dưới lớp hạt đậu xanh bóc vỏ, ngạt ngào mùi hương hoa bưởi. Đến nay, cũng không ai rõ Tết bánh trôi bánh chay ở ta có tự bao giờ.
Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương từng có bài vịnh “Bánh trôi nước” truyền đời:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Trong “Thương nhớ mười hai”, Vũ Bằng cũng gọi dậy một tình yêu tha thiết với miền quê Bắc Việt khi đưa vào những áng văn của mình cái thú “nhẩn nha một vài viên bánh trôi, bánh chay” trong tiết trời se lạnh…
Gọi cho dân dã là Tết bánh trôibánh chay, chứ kỳ thực, tên gốc của ngày lễ này là “Tết Hàn thực”. Trong tiếng Hán – Việt, “hàn thực” nghĩa là đồ ăn nguội, lạnh. Tết Hàn thực có xuất xứ từ một câu chuyện xúc động về tình nghĩa vua – tôi đời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Sách “Đông Chu liệt quốc” chép: Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, lúc đó là công tử Trùng Nhĩ, vì gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong, nay nước Tề, mai nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi nguyện một lòng một dạ phò công tử Trùng Nhĩ.
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực đã cạn sạch, kẻ hiền sĩ Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt từ đùi mình, nấu lên dâng Trùng Nhĩ. Công tử ăn xong, hỏi ra mới biết tấm lòng của Tử Thôi, cảm kích vô cùng. Thấm thoắt 19 năm trời, Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công, cùng nếm mật nằm gai, trải bao gian khổ hiểm nguy. Sau này, Trùng Nhĩ giành lại được ngôi báu, ban thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Tử Thôi không hề oán giận, nghĩ mình phận kẻ bề tôi, có nghĩa vụ phải phò tá vua, nên đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Một ngày tháng Ba, Tấn Văn Công nhớ ra người đồng cam cộng khổ với mình những tháng năm lưu lạc, bèn cho người đi vời Giới Tử Thôi về đền đáp nghĩa xưa. Tử Thôi lẩn trốn trong rừng, không chịu ra lĩnh thưởng. Vua bèn hạ lệnh đốt rừng, ý thúc Tử Thôi phải ra, song ông không chịu, cuối cùng 2 mẹ con chết cháy. Tấn Văn Công thương xót kẻ trung thần, từ đó ban lệnh nội trong 3 ngày, dân không được đốt lửa, chỉ ăn đồ nguội và lập miếu thờ để tưởng nhớ mẹ con Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực có nguồn gốc từ đấy…


Hà Nội bây giờ, hối hả trong nhịp sống hiện đại, dường như ít người ngồi nặn bánh trôi, bánh chay hơn. Quán bánh trôi Tàu của nghệ sĩ hài Phạm Bằng tọa lạc ở số 30 Hàng Giầy – một “biến thể” của bánh trôi nước, có thêm vừng đen, gừng, đôi khi kèm cả những miếng củ mã thầy giòn giòn ngọt mát… hấp dẫn nhiều người cũng bởi cái sự lạ, sự hay! Hàng bánh bán sẵn cũng vì tiện, vì nhanh mà đắt khách mua, nhưng có lẽ chẳng gì thú bằng cả nhà cùng xúm lại nặn bánh, vớt bánh, những câu chuyện xoay tròn bên chén trà và viên bánh trắng muốt một ngày tháng Ba trở gió…
 Hương Mai
Theo petrotimes

Khi phụ nữ hát tình ca

Khi phụ nữ hát tình ca, cả thế giới cũng phải nín lặng.
Điều gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ yêu? Họ sẽ đánh thức cả thế giới này trong bạo liệt và nồng say nhất- với tính yêu chân thành. Họ sẽ hát những bài tình ca về hạnh phúc và yêu thương với người đàn ông của mình, Họ sẽ nhảy múa những vũ điệu say đắm, kiêu hãnh và rạo rực như đứa trẻ được chia kẹo. Vị kẹo ngọt sẽ đậm ở mãi đầu môi, khuấy đảo và thấm dần vào vị giác. Và trở thành ám ảnh, nhung nhớ. Cho mãi tận đến những năm tháng về sau khi bắt gặp lại một vị ngọt ngào nào tương tự thế…

write me a love song Khi phụ nữ hát tình ca
Khi phụ nữ yêu, không điều gì là không thể. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt người phụ nữ của bạn, không cần ngôn từ nào cả nó cũng có sức mạnh gấp trăm lần những thứ hoa mỹ. Phụ nữ, bản năng là yếu đuối. Tôi nói là bản năng nhé. Dù sống trong bất kỳ một hoàn cảnh xã hội nào, dù có tự mình vượt qua được bao nhiêu sóng gió trong quãng đời đã qua, dù bên cạnh không phải là một bờ vai vững để run rẩy mà tựa vào, có thể chỉ để ấm áp. Có thể chỉ là một chút yếu đuối mà bật khóc hay rộng hơn là cảm thấy cô đơn trong một hay nhiều khoảnh khắc nào đó. Sự mạnh mẽ- đó dồng nghĩa với việc người phụ nữ đã rạn vỡ một vài điều gì đó thuộc về cảm thức và những rung cảm yêu thương. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ không thể không mạnh mẽ. Nhưng, nếu mạnh mẽ song hành với tình yêu mà chỉ cần song hành với điều đó là đủ, thì sự mạnh mẽ đó sẽ tỏa sáng và rực rỡ biết bao nhiêu trong bản tình ca ngọt ngào mãnh liệt.
Khi tiếp xúc với một người phụ nữ được gọi là mạnh mẽ đến bất cần. Tôi không thấy điều đó là sự may mắn của người phụ nữ đó. Mà ngược lại, nhiều lúc tôi thấy chạnh lòng. Tự hỏi điều gì đã khiến người phụ nữ trở nên như thế. Có phải tự họ ngay từ ban đầu đã muốn mình thật mạnh mẽ đến như thế không? Tôi không tin đâu nếu như một người phụ nữ nào đó nói rằng họ không cần bất cứ một bàn tay nào, một ánh mắt ấm áp nào, rằng họ có thể tự mình vượt qua tất cả những chông gai trên đường đời ngay từ khi bước chân đều tiên đặt vào nhận thức cuộc sống. Ít nhất cũng là cần đến gia đình, đến mẹ cha hay chỉ là cha hoặc mẹ trong những an ủi, nâng đỡ trong sự chênh chao sống. Rồi khi trưởng thành hơn một chút thì mơ cần đến tình yêu, một người đàn ông nào đó mà mình rung cảm để yêu thương và được yêu thương, Rồi có thể, xa hơn, xa hơn nữa là một mái ấm hạnh phúc với người chồng của những đứa con mình.
Chẳng có người phụ nữ nào chưa từng một lần trong đời mơ được hát tình ca, và cũng sẽ chẳng có người phụ nữ nào trong đời lại dại dột khước từ để hát tình ca. Sự mạnh mẽ bất cần, theo tôi, luôn đồng nghĩa với sự rạn vỡ. Và ở đây là sự rạn vỡ ngay trong tâm tưởng, một mặt nào đó của niềm tin. Ta đã hoài nghi quá nhiều về nhau trong cuộc sống này cũng như nghĩ quá nhiều cái được nhận về bản thân mình, phân định qúa nhiều thứ và lướt qua cũng quá nhiều thứ.
Những người phụ nữ mạnh mẽ thường là những người luôn tự chủ, ý thức được cuộc sống của mình, biết mình nên làm gì và phải làm gì. Và đôi khi là sự tự phụ quá mức. Đôi khi những rạch ròi quá mức lại khiến cuộc sống mất đi chính sự cân bằng mà người trong cuộc nghĩ rằng họ chưa từng bao giờ đánh rơi. Người phụ nữ cần nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều là sự mạnh mẽ. Tôi khồng đang định kiến giới, rằng phụ nữ phải thùy mị, đoan trang, phải hiền thục, yểu điệu. Không. Phụ nữ ngày nay nên học cho mình sự mạnh mẽ. Nhưng là để dung hòa chứ không phải là để chối từ và buông bỏ.
Để tìm được một bản tình ca cho riêng mình, đa phần người phụ nữ phải trải qua hơn một lần hát những bản tình ca khác. Nhiều người phụ nữ sau khi hát qua vài bản tình ca, cảm thấy kiệt sức và chán nản. Và mỗi lần như thế, họ lại mạnh mẽ hơn một chút, một chút để đến lúc nhận ra rằng, mình chẳng cần nhất thiết phải hát thêm một bản tình ca nào nữa trong đời mà vẫn có thể sống tốt. Và như thế sẽ chẳng có giấc mộng uyên ương nào. Nhưng…
Vẫn có những thiên thần mà thường thì đó là phần thưởng của những bản tình ca nồng nàn. Single mon- một xu hướng trong xã hội ngày nay.  Mỗi người là một dóng sông nhỏ và đều có cách chảy đổ ra biển theo cách của riêng mình. Nhưng, đằng sau sự mạnh mẽ đến baọ liệt, đến phớt lờ, đến bất cần của những người phụ nữ làm Single mom đó là gì? Chỉ có những ai cầm dao mới biết lưỡi sắc hay cùn…
Khoan hãy nói điều gì. Hãy thử nghĩ xem, phải chăng bở vai người đàn ông giờ không còn đủ ấm để người phụ nữ tựa đầu, bải tình ca không còn đủ quyến rũ để người phụ nữ say mê hát? Hay rằng từ cả hai phía đã không còn có thể lặng im, kiên nhẫn, chầm chậm để thấu hiểu nhau?
Khi phụ nữ hát tình ca, cả thể giới cũng phải nín lặng. Như thế đủ biết rằng người phụ nữ hạnh phúc thể nào trong tình yêu. Dù chưa chắc là một happy ending. Nhưng người phụ nữ có quyền được yêu say đắm và hy vong say đắm. Có thể trải qua một bản tình ca, lại một bản tình ca…rồi mới đến bản tình ca cuối cùng. Hoặc cũng chưa là cuối cùng cuối cùng nhất. Trong tình yêu thì hạnh phúc và khổ đau, niềm tin và rạn vỡ, hy vọng và hụt hẫng, nước mắt và nụ cười… luôn luôn song hành cùng nhau. Đó không phải để lảm rệu rã tim ta, mà để làm ta, người phụ nữ đang yêu thấy trân trọng hơn khi ta còn có thể được cảm nhận và được sống trong những cing bậc đó. Đó là ta biết rằng ta đã yêu, đang yêu và sẽ còn yêu. Trân trọng hơn nữa cả bản tình trước, vì có như thế ta mới có thể cảm nhận để mà trải qua bản tình hiện hữu bằng tất cả sự vẹn nguyên, mới mẻ, nồng say nhất. Phải thế không?
Hôn nhân không phải là mồ chôn tình yêu và càng không phải là lối mòn của hạnh phúc. Đó chỉ là sự khởi đầu của một cung bậc khác trong một tình yêu bản thể để tiếp đến một thứ tình yêu trách nhiệm hơn, vô tư hơn- khi cho và nhận không còn quá được so đo và đong đếm. Hôn nhân truyền thống vẫn là cấu trúc bền vững và là sự hướng đến bền vững nhất cho trước hết là riêng bản thân người phụ nữ, chưa nói đến những điều còn sau đó. Cuộc sống ngắn ngủi và chỉ có một đời sống. Ta phải sống cho thật là ta, thật tốt cái tôi của riêng ta để khẳng định mình. Nhưng không có nghĩa là ta được ích kỷ, được lãng quên đi cảm giác của mẹ cha ta. Hạnh phúc. Ta hạnh phúc. Nhưng, riêng ta thì chưa đủ, còn cả cha mẹ ta, còn cả con cái của ta nữa, vì rằng ta sẽ làm mẹ mà. Đừng vì sự mạnh mẽ mà tự phụ, đừng vì sự mạnh mẽ mà bất cần, đừng vì sự mạnh mẽ mà ỷ lại, làm tổn thương những người yêu thương nhất đời của ta. Tình yêu, không khó đâu, chỉ cần ta chân thành, chỉ cần ta biết chờ đợi và trên hết là biết chấp nhận. Chấp nhận nhau.
Làm Single mom. Đó cũng là một cách sống. Nếu người phụ nữ nào đó thôi không còn muốn hát tình ca nữa và vẫn khát khao thiên chức làm mẹ. Có thể vấn đề không còn nằm ở sự mạnh mẽ nữa mà đó là sự lựa chọn. Lựa chọn cho cả mình và con. Nhưng hãy nhớ rằng, bất kỳ một đứa trẻ nào trưởng thành trong môi trường thiếu hụt đi sự chăm sóc và dạy dỗ của cha hoặc mẹ thì cũng sẽ có sự phát triển không đồng nhất về mặt tâm hồn và nhận thức. Tôi dám khẳng định điều đó, dù cho các Single mon có đâm bổ vào rủa xả.
Mà nói gì thì nói, tôi vẫn thích phụ nữ hát tình ca. Và tôi vẫn không ngừng hát tình ca rồi sẽ hát một bản tình cuối. Tôi học cách đợi chờ và chấp nhận. Khi phụ nữ hát tình ca, cả thế giới cũng phải nín lặng. Còn riêng tôi, tôi chỉ muốn người đàn ông của mình nín lặng. Nhìn vào mắt tôi….
Yến Hoa
Gocsuyngam

"Mùi cỏ cháy" chiến thắng tại giải Cánh diều vàng

(VOV) - Lễ trao giải Cánh diều vàng 2011 của Hiệp hội Điện ảnh Việt Nam đang diễn ra tại Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội vào tối nay (17/3). Đây cũng là hoạt động thường niên nhằm kỷ niệm ngày Điện ảnh Việt Nam 15/3.

Tham dự giải Cánh diều vàng có 19 phim truyện truyền hình, 37 phim ngắn, 11 phim hoạt hình, 4 phim tài liệu điện ảnh, 37 phim tài liệu truyền hình và 10 phim khoa học.
Có 5 Ban giám khảo cho 6 thể loại phim. Ban giám khảo Báo chí phê bình điện ảnh hoạt động độc lập với Ban giám khảo chính thức để bầu chọn hạng mục Phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất.



Tiêu chí của giải Cánh diều vàng năm nay hướng tới những tác phẩm có dấu ấn sáng tạo cá nhân, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả tích cực.
Trong 12 bộ phim tranh giải Cánh diều vàng năm nay, chỉ có hai phim “Mùi cỏ cháy” và “Tâm hồn mẹ” là phim của hãng phim truyền hình Việt Nam, còn lại đều là phim tư nhân.
Các bộ phim tham gia tranh giải gồm có: Hotboy nổi loạn, Lời nguyền huyết ngải, Ngôi nhà trong hẻm, Hello cô Ba, Vũ điệu đường cong, Long Ruồi, Saigon Yo!, Lệ phí tình yêu, Mùi cỏ cháy, Tâm hồn mẹ, Lệnh xóa sổ.
Mở đầu chương trình là tiết mục hát của ca sỹ Ngọc Anh cùng nhóm múa Đại học VHNT Quân đội với ca khúc mang tên “Cánh diều khát vọng”.
Diễn viên Quyền Linh và Hoa hậu thân thiện Dương Thùy Linh chính là hai MC của chương trình.


2MC: Diễn viên Quyền Linh (trái) và Hoa hậu Dương Thùy Linh

 Phát biểu tại buổi lễ, đạo diễn, NSƯT Đặng Xuân Hải, chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam phát biểu: “Lễ trao giải là dịp để tôn vinh các nghệ sỹ, các tác phẩm điện ảnh. Nhìn lại hoạt động điện ảnh năm 2011 có thể thấy nhiều vấn đề về vốn sáng tác, đội ngũ, kỹ thuật. Tuy nhiên các thế hệ làm công tác điện ảnh vẫn vươn lên, vượt qua hoạt động khó khăn để tạo ra những sản phẩm tốt”.
Tiếp đó, chương trình đã dành thời gian để tôn vinh hai nghệ sỹ đã và đang có những đóng góp to lớn cho nền điện ảnh nước nhà, đó là NSND Bùi Đình Hạc và NSND Đặng Nhật Minh.


NSND Bùi Đình Hạc và NSND Đặng Nhật Minh được tôn vinh tại buổi lễ

Trong bài phát biểu, Đạo diễn, NSND Bùi Đình Hạc đã gửi những lời cảm ơn của mình tới đồng nghiệp và bạn bè, ông xúc động nói: “Hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật là đưa được tác phẩm tới với những người xem”.
Cùng với đó, Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh cũng đã bày tỏ niềm vui của mình: “Những giây phút đi cùng đoàn làm phim là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Tôi hứa rằng, còn sức còn khả năng và tôi sẽ còn nỗ lực đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà”.
Sau bài phát biểu của hai đạo diễn nổi tiếng là tiết mục múa mang tên “Dòng sông hoa lửa” của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân do nhóm múa trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội biểu diễn.
Phần được mong đợi nhất đã đến, các giải thưởng điện ảnh đã được vang lên:
Các giải thưởng của phim bộ
Giải Cánh diều vàng 2011 cho Phim Khoa học xuất sắc nhất đã thuộc về phim "Động đất, sóng thần, thảm họa khôn lường" của đạo diễn Nguyễn Như Vũ.
Giải tác phẩm: "Sự sống trên đá và dưới nước" của đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm.
Giải cá nhân và đạo diễn xuất sắc nhất: Không có.
Giải Cánh diều bạc đã thuộc về bộ phim " Mùa chim làm tổ" của Đạo diễn Vũ Hoài Nam.
Giải thưởng Cánh diều vàng dành Phim tài liệu điện ảnh được trao cho bộ phim "Chuyện làng then" của đạo diễn Trần Phi, Hoàng Dũng. Và "Sóng nhà giàn" của đạo diễn Phan Huyền đã giành giải Cánh diều bạc.
Giải cá nhân đồng Đạo diễn xuất sắc nhất được trao cho Lê Vũ Hoàng với phim "Đáy làng khơi" và Đạo diễn Nguyễn Lê Văn với "Việt Phủ Thành Chương- nơi trú ngụ tâm hồn Việt".


"Chuyện làng then" giành giải Cánh diều vàng ở hạng mục Phim tài liệu điện ảnh

Ở hạng mục Phim tài liệu truyền hình, giải thưởng Cánh diều vàng đã thuộc về bộ phim "Tiếng vọng 50 năm" của đạo diễn Trần Văn Tràng và "Một đời nghiên cứu Hoàng Sa, Đáy hàng khơi" đã vinh danh với giải Cánh diều bạc.
Ở thể loại Phim hoạt hình, giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất đã thuộc về Phạm Ngọc Tuấn với phim "Chiếc lông công". Đây cũng là bộ phim đã giành giải Cánh diều bạc trong lĩnh vực phim hoạt hình của hãng phim hoạt hình Việt Nam. Giải thưởng bằng khen đã được trao cho hai bộ phim "Quái vật hồ sen" và "Ước mơ của cây đàn".
Và giải thưởng Cánh diều vàng đã thuộc về bộ phim "Đôi bạn" của Đạo diễn Phạm Hồng Sơn do hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất.
Các giải thưởng của phim ngắn
Giải Cánh diều vàng đã thuộc về phim "16 giờ 30" của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy và giải Cánh diều bạc đã thuộc về hai phim "Thứ 7 này bác có đến không" và "Mất của".
Và Bằng khen với các phim: "Cá chuối", "Lỗ thủng", "Chở đá đi chơi", "Trái tim xanh", "Chuyện tào lao", "Động lực sống".
Với thể loại Phim truyện truyền hình
Đạo diễn Nguyễn Dương chính là người đã giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất phim truyện truyền hình Việt Nam với phim "Thượng Lưu".
Nam, nữ diễn viên phim truyện truyền hình được yêu thích nhất thuộc về Cao Minh Đại với vai Quang trong phim " Công nghệ thời trang" và Elly Trần với vai An trong phim "Khát vọng thượng lưu".
Phim truyện truyền hình xuất sắc nhất đã không có giải Cánh diều vàng và những phim được nhận bằng khen gồm có: "Khát vọng thượng lưu" của đạo diễn Nguyễn Dương và "Chủ tịch tỉnh" của đạo diễn Bùi Huy Thuần.
Hai giải Cánh Diều Bạc đã được trao cho hai bộ phim: "Công nghệ thời trang", và "Những đứa con biệt động Sài Gòn".
Với thể loại phim truyện điện ảnh
 Hotboy nổi loạn, Lệ phí tình yêu, Ngôi nhà trong hẻm, Lời nguyền huyết ngải, Long ruồi, Sài Gòn Yo, Vũ điệu đường cong, Lệnh xóa sổ, Tâm hồn mẹ,... chính là những cái tên được đánh giá cao trong lễ trao giải này.
Đầu tiên là giải âm thanh và âm nhạc cho phim điện ảnh. Tuy nhiên đã không có giải âm thanh xuất sắc nào được xướng tên trong lễ trao giải lần này. Và giải âm nhạc xuất sắc nhất đã thuộc về nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân với phim "Mùi cỏ cháy".
Giải Họa sỹ thiết kế xuất sắc nhất được trao cho họa sỹ Mã Phi Hải với phim "Lời nguyền huyết ngải".
Giải Quay phim xuất sắc nhất đã thuộc về Nhà quay phim Phạm Thanh Hà với phim "Mùi cỏ cháy".
Giải Đạo diễn xuất sắc nhất, Cánh Diều Vàng được trao cho đạo diễn Charlie Nguyễn với phim "Long Ruồi".
 
Biên kịch xuất sắc nhất: Nhà biên kịch, Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với phim "Mùi cỏ cháy".
Kim Dung/ VOV Online

"The New iPad " Đập hộp iPad thế hệ 3 đầu tiên tại Việt Nam


Dù không thay đổi thiết kế nhưng Apple đã bổ sung hàng loạt cải tiến đáng giá.
Đúng như lòng mong mỏi của người hâm mộ, Apple vừa giới thiệu The new iPad Hay Còn Gọi Là iPad 3 với nhiều cải tiến đáng giá. Sản phẩm giới thiệu thiết kế nhôm khối gần giống iPad 2, tuy nhiên The new iPad dày tới 9,4mm (iPad chỉ có 8,8mm) nhằm tạo thêm không gian cho phần cứng và nguồn pin dung lượng cao.
Bên cạnh đó, The new iPad cài cắm màn hình cảm ứng Retina độ phân giải 2.048 x 1.536 pixel, cao gấp 4 lần phiên bản trước. Đặc biệt, màn hình này cho mật độ điểm ảnh 264ppi với tổng cộng hơn 3,1 triệu điểm ảnh, hỗ trợ xem phim độ nét cao Full-HD hoàn hảo. Máy sử dụng CPU lõi kép A5X cùng hệ thống GPU lõi tứ xuất sắc.
Video Đập Hộp " The New iPad ":



The new iPad tích hợp camera 5 Megapixel cho phép quay phim 1080p, tự động lấy nét, cảm biến BSI và phần mềm iSight. Máy hỗ trợ mạng HSPA+ 21Mbps và công nghệ 4G LTE siêu tốc, trong khi vẫn đảm bảo thời gian dùng pin 9-10 tiếng liên tục. , The new iPad đã có mặt tại việt nam chính thức từ 16/3 qua đường xách tay tại DVS DIGITAL 218 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội . DVS DIGITAL Cam kết tiên phong bán hàng chính hãng giá luôn rẻ nhất đến tay người tiêu dùng
Và hình ảnh cận cảnh lô hàng đâu tiền DVS DIGITAL nhập về tại Hà Nội Và Hạ Long
Từ đằng trước màn hình siêu mịn
Từ đằng sau
và nhìn ngang
và trải nghiệm ứng dụng