Các tiêu chuẩn trong doanh nghiệp

Tiêu chuẩn 5S là gì?

5S có nguồn gốc từ tiếng Nhật:
  1. SEIRI
  2. SEITON
  3. SEISO
  4. SEIKETSU
  5. SHITSUKE
    Đừng nghĩ rằng chỉ có người Nhật mới có thể áp dụng được 5S. Tất cả chúng ta đều có thể áp dụng.
    Hãy xem mỗi từ nói lên điều gì và chúng ta sẽ áp dụng 5S như thế nào!
    SEIRI - Sàng lọc
    Ý nghĩa: Sàng lọc, phân loại và loại bỏ các vật dụng không cần thiết khỏi nơi làm việc

    SEITON - Sắp xếp
    Ý nghĩa: Sắp xếp các vật dụng cần thiết theo một trật tự tối ưu sao cho dễ sử dụng

    SEISO - Sạch sẽ
    Ý nghĩa: Giữ sạch sẽ nơi làm việc sao cho không có bụi bẩn trên sàn nhà, máy  móc thiết bị

    SEIKETSU - Săn sóc, giữ gìn
    Ý nghĩa: Duy trì nơi làm việc thật tiện nghi, hiệu quả bằng cách lập lại thường xuyên 3S trên

    SHITSUKE - Sẵn sàng, kỷ luật
    Ý nghĩa: Huấn luyện mọi người có ý thức, thói quen thực hiện các qui định 5S ở nơi làm việc

1. Mục tiêu chính của chương trình 5S

5S là một phương pháp rất hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất của doanh nghiệp, mục tiêu chính của chương trình 5S bao gồm:

+ Xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại nơi làm việc; xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người; phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế; xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.

2. Ý nghĩa của hoạt động 5S

5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác, hiện nay ở Việt Nam không những doanh nghiệp mà một số đơn vị hành chính sử dụng công cụ 5S cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn

5S xuất phát từ nhu cầu:

Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên

Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc

Tạo tinh thần và bầu không khí làm việc cởi mở

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Nâng cao năng suất

Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình.

3. Lợi ích của 5S:

Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn, tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến, mọi người làm việc có kỷ luật. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp, đem lại nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn.

Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố (PQCDSM):

Cải tiến Năng suất (P – Productivity), nâng cao Chất lượng (Q – Quality), giảm chi phí (C – Cost), giao hàng đúng hạn (D – Delivery), đảm bảo an toàn (S – Safety), nâng cao tinh thần (M – Morale)

Khi thực hiện 5S thành công trong đơn vị, những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, tạo sự hoà đồng của mọi người, qua đó mọi người làm việc có thái độ tích cực, có trách nhiệm và ý thức trong công việc.

Hiện nay ngày càng có nhiều đơn vị tham gia thực hiện 5S, vì:

- 5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức và mọi qui mô doanh nghiệp

- 5S có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào: sản xuất, thương mại hay dịch vụ.

- Triết lý của 5S đơn giản, không đòi hỏi phải biết các thuật ngữ khó.

- Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp tại nơi làm việc.

Tuy nhiên một số vấn đề các công ty thường gặp cần phải khắc phục

- Có rất nhiều những thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếp gọn gàng

- Di chuyển các đồ vật mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động khác, không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng các khu vực làm việc

- Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn các công việc

- Tồn tại nhiều sai sót trong công việc

- Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm trễ và phải làm ngoài giờ nhiều

- Tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm quá nhiều và mất nhiều thời gian xếp dỡ

- Thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất bẩn, diện tích bỏ không, tỷ lệ máy móc không hoạt động cao

- Sàn nhà, tường, cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi ảnh hưởng sức khoẻ người lao động

- Nơi làm việc không an toàn dẫn đến nhiều tai nạn, sự cố xảy ra

- Những nơi công cộng (phòng ăn, tủ đồ đạc, nhà vệ sinh ...) không sạch sẽ

- Tinh thần làm việc của công nhân kém

- Người lao động không tự hào về công ty và công việc của mình

4. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S

Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện.

Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S.

Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người.

Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.

5. Các bước áp dụng

Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng

Bước 2: Phát động chương trình

Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh

Bước 4: Bắt đầu bằng sàng lọc

Bước 5: Thực hiện sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ hàng ngày

Bước 6: Đánh giá định kỳ

ISO là gì ?
ISO: Là Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa. (The International Organization for Standardization) 
 
Lịch sử về ISO

-          ISO được thành lập năm 1947
-          Trụ sở tại Geneva
-          Được áp dụng hơn 150 nước
-          Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và
hiện nay đã được bầu vào ban chấp hành ISO

ISO 9000 là gì ?

ISO 9000 là
-       Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
-       Đưa ra các nguyên tắc về quản lý
-       Tập trung vào việc phòng ngừa / cải tiến
-     Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng
-          Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất / dịch vụ
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm
1.     ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
2.     ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng -  Các yêu cầu
3.     ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng  - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
4.     ISO 19011: 2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường

LỊch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000
 
Phiên bản
năm 1994
Phiên bản
năm 2000
Phiên bản
năm 2008
Tên tiêu chuẩn
ISO 9000:1994
ISO 9000: 2000
ISO 9000: 2005
HTQLCL – Cơ sở & từ vựng
ISO 9001: 1994
ISO 9001: 2000
(bao gồm ISO 9001/ 9002/ 9003)
ISO 9001: 2008
Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) – Các yêu cầu
ISO 9002: 1994
ISO 9003: 1994
ISO 9004: 1994
ISO 9004: 2000
Chưa có thay đổi
HTQLCL - Hướng dẫn cải tiến
ISO 10011: 1990/1
ISO 19011: 2002
Chưa có thay đổi
Hướng dẫn đánh giá HTQLCL/ Môi trường


Tổ chức nào cần xây dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2008?
-         Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.
-         Tổ chức muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
-         Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu.
-         Tăng lợI nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí

Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
1- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty

2- 
Trách nhiệm của lãnh đạo
- Cam kết của lãnh đạo
- Định hướng bỡi khách hàng
- Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
- Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh
- Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ
- Tiến hành xem xét của lãnh đạo

3- Quản lý nguồn lực
- Cung cấp nguồn lực
- Tuyển dụng
- Đào tạo
- Cơ sở hạ tầng
- Môi trường làm việc

4- 
Tạo sản phẩm
- Hoạch định sản phẩm
- Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
- Kiểm soát thiết kế
- Kiểm soát mua hàng
- Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Kiểm soát thiết bị đo lường

5- Đo lường phân tích và cảI tiến
- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
- Đánh giá nội bộ
- Theo dõi và đo lường các quá trình
- Theo dõi và đo lường sản phẩm
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Phân tích dữ liệu
- Hành động khắc phục
- Hành động phòng ngừa

ISO 9002:1996 Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất.

 Tổng hợp

This entry was posted in , by Phạm Thanh Hùng. Bookmark the permalink.

Leave a Reply