Tránh biến chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm, đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên và lâu dài. Sau đây là một số cách hạn chế các biến chứng của bệnh.
Cam kết kiểm soát bệnh. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cơ bản của việc chăm sóc bệnh tiểu đường và giúp bạn suốt “hành trình”, nhưng bạn mới là “nhân vật chính”. Cần đảm bảo ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Duy trì cân nặng hợp lý. Theo dõi đường huyết và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giữ đường huyết ở mức ổn định.

Kiểm tra đường huyết - Ảnh: Shutterstock 
Chế ngự huyết áp và cholesterol. Huyết áp cao có thể gây thương tổn mạch máu của bạn. Cholesterol cũng là một nỗi lo, do thương tổn nghiêm trọng hơn và nhanh chóng hơn khi bạn bị tiểu đường. Khi những điều kiện này hội tụ, chúng có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc những chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng khác.
Kiểm tra sức khỏe và khám mắt định kỳ. Khám bệnh tiểu đường không thay thế các cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên hoặc khám mắt định kỳ. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm những dấu hiệu tổn thương thận, dây thần kinh và bệnh tim, cũng như rà soát những vấn đề y khoa khác. Chuyên gia mắt sẽ lần ra những dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Chú ý vaccine. Đường huyết cao có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, vì vậy các loại vaccine thường lệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nên hỏi bác sĩ về vaccine cúm, viêm phổi và những loại vaccine khác.
Chăm sóc răng. Tiểu đường có thể gây viêm nướu. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và kiểm tra răng ít nhất 2 lần mỗi năm.
Quan tâm bàn chân. Đường huyết cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân và giảm sự lưu thông máu xuống bàn chân. Nếu không được chữa trị, những vết thương hoặc phỏng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nên rửa bàn chân bằng nước ấm, lau nhẹ, giữ ẩm bàn chân và mắt cá chân bằng kem giữ ẩm. Đến bác sĩ nếu bị đau hoặc thương tích bàn chân kéo dài nhiều ngày không lành.
Hạn chế uống rượu, không hút thuốc. Rượu có thể làm hạ đường huyết. Nếu bạn không thể bỏ rượu, nên uống vừa phải và chỉ uống khi dùng bữa chứ không uống với cái bụng trống trơn. Nếu bạn ghiền hút thuốc, hãy nhờ bác sĩ can thiệp giúp bạn bỏ phì phèo. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị các biến chứng khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương dây thần kinh và bệnh thận.
Chớ coi thường stress. Nếu bị stress, bạn dễ xao lãng việc chăm sóc bệnh tiểu đường thường lệ. Các hormone mà cơ thể bạn sinh ra để đối phó stress có thể ngăn chặn insulin hoạt động bình thường, khiến vấn đề trầm trọng hơn. Tranh thủ thư giãn và ngủ đủ giấc.
Quyên Quân
Theo Thanhnien 

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin.
p90571 Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Sau đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị kịp thời

1. Hư răng

Bệnh này dễ gây đau nứơu răng do đóng vôi, và nhiễm trùng. Miệng lưỡi hay khô và hôi miệng. Bệnh nhân phải khám răng định kỳ thường xuyên, đánh răng cho kỹ và nhất là không hút thuốc lá.

2. Hư mắt (diabetic retinopa-thy)

Mắt mờ chưa chắc là đã cần thay kiếng, nhưng rất có thể là do đường trong máu quá cao vào lúc đó. Hạ lượng đường trong máu xuống có thể giúp thị lực khá ngay. Những mạch máu nhỏ dễ nghẽn và bị bể trong lòng mắt (retina) là nguyên nhân chính gây ra mù lòa tại Mỹ. Chúng ta nên để ý những triệu chứng như là mắt mờ, thấy chấm đen trước mặt, đau mắt, nhìn thấy cái gì cũng hai hình cả, đèn chớp chớp trước mắt (flashing lights), hay không nhìn thấy những hai phía bên cạnh. Những người bệnh tiểu đường cũng hay dễ bị cườm nước (glaucoma) và cườm khô (cataract). Những năm đầu vừa mới bị tiểu đường thì thường không có triệu chứng, nhưng chúng ta cũng phải đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần để bác sĩ có thể phát hiện sớm những thay đổi trong retina và chữa trị cho đúng cách.

3. Hư thận (diabetic nephropa-thy)

Tiểu đường là một trong những nguyên do chính làm hư thận tại Mỹ, với khoảng 4000 trường hợp ở giai đoạn cuối (end stage renal disease) được phát hiện mỗi năm. Tiểu đường loại 1 chóng bị hư thận hơn loại 2. Ðuờng lưu thông cao trong máu lâu ngày sẽ làm hư những mạch máu nhỏ, dẫn đến hư thận. Khi thận bị hư hoàn toàn bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, người bị phù, khó thở, mê sảng vào giai đoạn cuối vì do thận không lọc nước tiểu và các chất độc và dơ trong máu do cơ thể phát ra. Áp huyết sẽ lên cao. Một khi thận bị hư hại hoàn toàn chỉ còn cách duy nhất để duy trì tính mạng là dùng máy lọc thận (dialysis). Thử nước tiểu đo microalbumin thường xuyên hàng năm sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm để kịp thời chữa trị làm cho thận hư chậm lại. Dùng thuốc để giữ cho lượng đường luôn luôn càng gần mức bình thường, giữ áp huyết cho dưới 130/80, ăn uống bớt chất đạm và ăn nhạt là điều tối cần thiết để bảo tồn chức năng thận.

4. Tai biến mạch máu

Bệnh nhân rất dễ bị chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm bán thân bất toại đa số là do bị bệnh mỡ cùng với áp huyết cao mà bệnh nhân tiểu đường hay gặp phải. Thống kê cho thấy là 65% tử vong ở bệnh nhân tiểu đường là do tai biến mạch máu mà ra. Nguyên nhân chính là mỡ, đường lâu ngày làm nghẽn và cứng các động mạch khiến cho máu không lưu thông tới được các bộ phận cần thiết. Bệnh nhân phải để ý đến những triệu chứng như là khó thơœ, mệt, đổ mồ hôi, đau ngực khi làm việc hơi nặng. Bàn chân lạnh tím, hay đau bắp vế chân khi đi bộ, mất lông chân là những triệu chứng nghẽn mạch dẫn máu về chân. Kiềm giữ lượng đường ở mức tốt (hba1c dưới 7%) sẽ giúp giảm tyœ lệ nguy cơ biến chứng. Thể dục hay thể thao thường xuyên, tránh béo phì, uống thuốc chống mỡ cao, hạ áp huyết, không hút thuốc, uống một viên Aspirin 81 mg mỗi ngày.

5. Ðau hệ thống thần kinh (diabetic neuropathy) gồm có 2 loại:

Peripheral neuropathy: Tiểu đường càng lâu thì càng dễ bị, thường ảnh hưởng nhiều nhất ở phía dưới chân, gây đau nhức từ đầu gối trở xuống bàn chân vào ban đêm, như kiến bò hay kim đâm, hay tê hẳn, có thể đau ở bàn tay. Bắp thịt có thể bị teo,yếu dần, khó cử động. Mắt cũng có thể bị tê liệt. Vì do tê, mất cảm giác, nên bệnh nhân dễ bị lở loét dưới bàn chân do đi đạp phải vật nhọn hoặc cọ sát bởi đôi giầy chật, rồi từ đó gây nhiễm trùng và có thể bị cưa chân. Bệnh nhân cần phải kiểm soát bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ, mặc quần ống cho thoaœi mái và nên tham khảo với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ Bộ Khoa (podiatrist) nếu có triệu chứng gì khác lạ.
Autonomic neuropathy: Bệnh nhân sẽ bị xáo trộn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng gây ra chứng chóng mặt (postural hypotension), tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo và nhất là bị chứng liệt dương. Bệnh nhân liệt dương bây giờ đỡ khổ hơn lúc trước nhiều, vì có thuốc chữa trị khá hiệu quả. Nên tham khảo với bác sĩ.

6. Ðau chân (foot problems)

Hội chứng đau chân rất là thông thường ở bệnh tiểu đường do mạch máu không lưu thông và giây thần kinh hư (diabetic neu-ropathy), rồi từ đó gây ra lở loét (ulcer) dưới bàn chân và làm hư thối (gangrene). Chúng ta phải để ý nếu vết thương nhỏ nơi chân không lành. Nếu để tới giai đoạn gangrene thì chỉ còn cách là cưa chân để chặn đứng lại sự nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng hay bị nấm dưới chân (athlete foot) làm ngứa ngáy, khó chịu, nấm trong móng chân làm đau ngón chân và có thể bị mất móng chân. Khô da chân, hay chai da dưới bàn chân (corns, calluses) cũng dễ gây ra lở loét mà chúng ta cũng cần phải để ý. Nếu chúng ta bị tiểu đường thì mỗi khi đi bác sĩ nên cởi hết vớ giày ra để khám. Chớ nên đi chân không ngoài đường, bãi biển, trong vườn, dễ bị cắt đứt da khi đạp phải vật nhọn vì cảm giác không còn, gây ra nhiễm trùng. Nên mang giầy tốt, khít khao, tắm rửa chùi khô bàn chân, thị sát bàn chân mỗi ngày là những điều phải làm để tránh hậu quả. Cũng phải thường xuyên gặp bác sĩ Bộ Khoa để được khám và chữa trị cho tường tận.

7. Ðường quá cao (Hyperglycemic hyperosmolar non ketotic coma)

Là một hội chứng hay gặp phải ở người già trên 60, tiểu đường loại 2 mà đang bị một bệnh gì khác như nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, bị stress, bệnh tim, chaœy máu ruột, hư thận, stroke. Bệnh nhân sẽ khát nước và đi tiểu rất nhiều trước khi trở nặng vào nhà thương, sẽ mê man vì thiếu nước nặng, lượng đường trong máu có thể lên tới cả ngàn. Trường hợp này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không vào nhà thương kịp. Tiểu đường loại 1 cũng có hội chứng tương tự (diabetic ketoacido-sis) gặp phải ơœ những ai không cẩn thận trong vấn đề ăn uống, chích thuốc Insulin không đúng cách, sai liều hoặc không chích hoặc đang bị một bệnh nào khác làm cho cơ thể không đủ insulin dù vẫn chích cùng liều như mọi lần. Bệnh nhân thường là giới trẻ, sẽ ói mửa, đau bụng, khát nước và đi tiểu, xuống cân do mất nước, có thể bị hôn mê. Ðường trong máu sẽ lên tới vài trăm (400-600), có ketones trong máu và nước tiểu. Cả hai trường hợp trên đều phải vô nhà thương để tiếp nước, chích insulin và tìm chữa bệnh đi kèm.

8. Ðường quá thấp (hypo-glycemia, dưới 70 mg/dl)

Thường xảy ra ở những ai bỏ bữa ăn, ăn xái giờ mà vẫn uống thuốc hoặc chích insulin, exercise quá độ hôm đó, hay uống rượu hơi nhiều. Bệnh nhân sẽ bất ngờ như muốn xỉu, nhức đầu, tay chân bủn rủn, toát mồ hôi lạnh, hoa mắt, có thể té bất tỉnh, giựt kinh phong. Nếu còn tỉnh táo để có thể uống một ly nước cam hay ăn một miếng bánh thì sẽ khỏe lại ngay. Bệnh nhân tiểu đừơng, nhất là những ai phải nsulin thì lúc nào cũng nên có một miếng bánh, cục kẹo, trái cây trong cặp hoặc trong xe để ăn liền khi gặp trường hợp trên. Bệnh nhân cũng nên có một thuốc chích gọi là glucagon để sẵn ở nhà, đề phòng trường hợp bị hôn mê không biết trời trăng để ngậm kẹo, thì người thân sẽ dùng thuốc này chích để cho lượng đường lên cấp tốc, hầu cứu sống họ. Nếu đường thấp hay xảy ra thường xuyên thì nên cho bác sĩ biết để điều chỉnh lại thuốc hay gặp nhà dinh dưỡng để được cố vấn về cách ăn uống.

9. Bệnh ngoài da

Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da và từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt. Bệnh nhân mập mạp thường hay bị nấm chỗ háng, nách và dưới vú nếu là đàn bà. Da bị nấm sẽ đỏ rát, có mụn nước, đau đớn, ngứa ngáy rất là khó chịu (candidiasis). Chúng ta phải để ý làn da nhất là ở phía dưới chân thường xuyên, xem xét những chỗ bị đỏ, đổi màu, mọc mụt nước làm ngứa ngáy, đều có thể gây nhiễm trùng.

Tiến triển của bệnh

Đái tháo đường có hai loại biến chứng là biến chứng cấp tính và mãn tính:

Biến chứng cấp tính:

Là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, dễ đe doạ mạng sống của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng hạ đường huyết máu:
Là biến chứng hay gặp do người bệnh thực hiện chế độ ăn quá khắt khe hoặc do dùng thuốc quá liều. Để dự phòng biến chứng này, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của thày thuốc, không nên tiêm Insulin tác dụng nhanh vào buổi tối, tránh thay đối đột ngột trong sử dụng thuốc. Người bệnh nên có bữa ăn phụ trước khi đỉ ngủ và luôn mang theo mình y bạ hoặc thẻ có ghi rõ họ tên, căn bệnh, thuốc đang sử dụng để đề phòng khi có hôn mê sẽ có thông tin phục vụ cho việc cấp cứu. Những triệu chứng báo trước của hôn mê hạ đường máu là người bệnh có cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay…
Nhiễm toan xê tôn và hôn mêm do nhiễm toan xê tôn:
Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hoá vì tăng nồng độ acid axetic, thường gặp ở người đái tháo đường tuýp 1, đây là sản phẩm của những chuyển hoá dở dang do thiếu Insulin gây ra. Nguyên nhân chính dẫn đễn hôn mê do nhiễm toan xêtôn là do người bệnh tự ý giảm liều Insulin và không thực hiện chế độ ăn kiêng. Những dấu hiệu báo trước có nhiễm toan xêtôn là chán ăn, khát và uồng nhiều hơn, lượng nước tiểu nhiều hơn ngày thường, rát họng, đau đầu, đau bụng, đỏ da, đại tiện phân nát hoặc lỏng và đi nhiều lần trong ngày.
Cách phòng tránh tốt nhất là biết tự kiểm tra, theo dõi bệnh, thực hiện đùng chế độ điều trị, sinh hoạt và không tụ ý thay đổi liều Insulin đang dùng.
Hôn mê do tăng đường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu:
Thường gặp ở người đái tháo đường tuýp 2 thể béo. Nguyên nhân do dùng thuốc không đủ liêu, thức ăn có nhiều đường, chần thương tinh thần, không luyện tập…
Những triệu chứng báo trước: khát nhiều gây uống nhiều nước hơn bình thường. Đói nhiều hơn bình thường. Da khô hoặc có cảm giác ngứa không rõ nguyên nhân. Mệt mỏi hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
Cách phòng tránh hôn mê do tăng đường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là thực hiện chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, khàm bệnh theo định kỳ đẻ điều chỉnh liều thuốc sử dụng.

Biến chứng mạn tính

Người bị đái tháo đường thường gặp những biến chứng mạn tính nguy hiểm sau:
Bệnh lý mạch máu lớn:
Đái tháo đường thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch tiến triển nhanh; tăng hiện tượng tắc mạch do huyết khối; tổn thương mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não gây đột quỵ, tổn thương mạch máu ngoại vi mà hay gặp nhất là mạch máu chi dưới; gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi.
Tổn thương mạch máu nhỏ:
Tổn thương võng mạc gây mù loà, tổn thương tiểu cầu thận gây suy thận, tổn thương các dây thần kinh với biểu hiện bệnh thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ.
  • Là cơ địa thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng phát triển
  • Gây bất lực tình dục hoặc các rối loạn tình dục khác
Cách phòng chống tốt nhất các biến chứng mạn tính là quản lý tốt nồng độ đường máu, luôn giữ nộng độ đường máu ở mức bình thường. Nên khám bệnh theo định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng nếu có. Cần thực hiện tốt lời khuyên của thày thuốc.
Theo Suckhoe365

http://omron-yte.com.vn/9057-mot-so-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong/

 

Leave a Reply